Cái chết Đỗ Kính Tu

Theo thần tích ở thôn Hậu Ái, để chống lũ, Lý Kính Tu đứng ra liên lạc với các làng, rồi thống nhất cho người đào ngòi Trầm Động từ Đồng Trầm thuộc thôn Hậu Ái, qua địa phận các thôn Kim Hoàng, An Trai, Hòe Thị, Thị Cấm, đến cửa chùa Linh Ứng ra sông Nhuệ. Trong triều có người vì việc đó tấu rằng Lý Kính Tu mưu phản, Lý Huệ Tông cho người xét tội. Lý Kính Tu uất ức, bèn trầm mình ở bãi Quân Thần (thuộc Từ Liêm) tự vẫn.[2]

Về bi kịch này, Phan Huy Chú đã viết: “Vỗ về dân xã, dẹp yên giặc giã, dự hàng công lớn mà bỏ mình vì bọn quyền thần tàn bạo”.

Theo Nguyễn Vinh Phúc, có khả năng Lý Kính Tu bị mưu sát bởi âm mưu của thế lực họ Trần trong triều.[2] Tương truyền, đó là năm 1216.[1]

Còn lưu truyền huyền thoại, trước lúc ông lên ngựa để phi ra sông Hồng (quãng Thượng Cát bây giờ) ông đã gọi đủ bảy người gồm vợ và thê thiếp, khuyên họ khi ông chết nên tái giá vì họ còn trẻ, nhưng cả bảy người không nghe và họ đã tuẫn tiết trước ngựa của ông. Ở thôn Hậu Ái bây giờ còn miếu thờ bảy nàng, không xa mộ của ông là mấy.

Các đời vua phong sắc: Tế Thế Hựu Dân, Hiền Lương Dực Bảo, Khai Quốc Đại Vương...